SỰ XUNG ĐỘT

SỰ XUNG ĐỘT

“Tiềm năng xung đột tồn tại ở mức độ sâu nhất của bản thể chúng ta. 

Bất cứ cái gì bị tước đi thời thơ bé sẽ trở thành một cơn nghiện ở tuổi trưởng thành”

Tiềm năng xung đột tồn tại ở mức độ sâu nhất của bản thể chúng ta. Cấu trúc xã hội mà chúng ta sinh ra có thể hoặc không nhạy cảm với những nhu cầu và mối quan tâm bên trong.

 

Ví dụ, giả sử bạn sinh ra trong một gia đình có truyền thống là những vận động viên rất giỏi, nhưng bạn lại cảm thấy mình có niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật hoặc âm nhạc nhạc cổ điển. Bạn có khả năng thiên bẩm của vận động viên, nhưng lại không thật sự thích thú khi tham gia vào các sự kiện thể thao. Có những tiềm năng cho xung đột ở đây?

 

Trong gia đình điển hình, mọi thành viên sẽ tạo áp lực lớn lên bạn để bạn theo con đường của các anh, các chị hoặc bố mẹ của bạn. Họ sẽ dạy bạn những gì họ nghĩ là tốt nhất theo cách riêng của họ để bạn đạt được điều tốt nhất từ khả năng thể thao của bạn. Họ không khuyến khích bạn theo đuổi nghiêm túc bất kỳ sở thích nào khác. Bạn làm theo những gì họ muốn, bởi vì bạn không muốn bị tẩy chay, nhưng cũng cùng lúc đó, làm theo những gì họ muốn bạn lại làm bạn cảm thấy không đúng, mặc dù tất cả những gì bạn được học và được dạy ủng hộ việc trở thành vận động viên. Vấn đề là, bạn không cảm thấy bạn là chính mình.

 

Những xung đột xuất phát từ những gì chúng ta được dạy về việc chúng ta phải là ai và cảm giác cộng hưởng ở mức độ sâu nhất của bản thể chúng ta không phải là hiếm. Tôi muốn nói rằng nhiều, hoặc nếu không phải tất cả, được lớn lên trong gia đình và môi trường văn hóa mà chúng cung cấp rất ít, thậm chí là không sự hỗ trợ khách quan, không phán xét cho những cách độc đáo mà chúng ta thích thể hiện bản thân. Sự thiếu hỗ trợ này không chỉ đơn giản là thiếu sự khuyến khích. Mà thậm chí còn là sự từ chối thẳng thừng từ gia đình về những cách độc đáo mà chúng ta muốn thể hiện.

 

Ví dụ, chúng ta hãy xem một tình huống rất phổ biến: Một em bé mới biết đi, lần đầu tiên trong đời, chú ý vào "thứ này", mà chúng ta gọi là một chiếc bình, ở trên bàn cà phê. Khi bé tò mò, có nghĩa là có một nội lực bên trong thuyết phục bé trải nghiệm đồ vật này. Có nghĩa là, có một năng lượng tạo ra một khoảng trống trong tâm trí của bé và đã được lấp đầy với các đối tượng mà bé quan tâm. Vì vậy, bé tập trung vào chiếc bình với mục đích cố ý trườn qua căn phòng rộng lớn để tới cái bàn cà phê. Khi tới cái bàn, bé bám vào mép bàn để đứng lên. Với một tay chắc bám lên bàn để duy trì sự cân bằng, còn tay kia vươn ra chạm vào bình mà bé chưa bao giờ được chạm vào. Đúng lúc đó, bé nghe thấy một tiếng hét lớn, "KHÔNG! ĐỪNG CÓ ĐỘNG VÀO CÁI ĐÓ!"

Giật mình, đứa trẻ lập tức ngồi bệt xuống và khóc ré lên, rõ ràng đó là một trường hợp bình thường rất hay xảy ra trong các gia đình. Trẻ con không nhận thức được chúng sẽ bị tổn thương như thế nào cũng không thể biết được giá trị một số thứ (giống như chiếc bình) là bao nhiêu. Trong thực tế, việc biết được như thế nào là an toàn và học được giá trị vật chất của một số thứ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có những động lực tâm lý vô cùng quan trọng cần làm việc ở đây; những động lực này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo ra dạng kỷ luật, tập trung cần thiết để giao dịch hiệu quả về sau trong cuộc đời.

 

Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta từ bỏ cơ hội để thể hiện bản thân theo cách mà chúng ta muốn, hoặc nếu chúng ta buộc thể hiện bản thân theo cách ngược lại với sự lựa chọn tự nhiên?

 

Trải nghiệm này tạo ra một sự buồn bã. Trạng thái "buồn bã" ngụ ý một sự mất cân bằng.

 

Nhưng chính xác cái gì mất cân bằng? Để cái gì đó bị mất cân bằng, thì đầu tiên cần phải có cái gì đó cân bằng hoặc cùng tỷ lệ. Một cái gì đó là mức độ tương đương giữa bên trong, môi trường tinh thần và bên ngoài môi trường chúng ta cảm nhận cuộc sống của chủa ta. Nói theo cách khác, nhu cầu và mong muốn của chúng ta được tạo ra trong môi trường tinh thần bên trong, và chúng được thỏa mãn ở môi trường bên ngoài. Nếu hai môi trường này tương ứng với nhau, chúng ta ở trong trạng thái cân bằng bên trong và cảm thấy thỏa mãn hay hạnh phúc. Nếu hai môi trường này không tương ứng với nhau chúng ta cảm thấy thất vọng, tức gận và thất vọng, hoặc những gì thường được gọi là nỗi đau tinh thần.

 

Nếu hai môi trường (Bên trong và Bên ngoài) không tương ứng với nhau thì chúng ta cảm thấy nỗi đau tinh thần: thất vọng, tức giận ...  

 

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét tại sao việc không nhận được những gì chúng ta muốn hay bị từ chối quyền được thể hiện theo cách riêng của mình lại làm cho chúng ta phải trải qua nỗi đau tinh thần.

 

Theo định nghĩa của tôi, thì những nhu cầu và khát vọng của chúng ta tạo ra những khoảng trống tinh thần. Vũ trụ mà chúng ta đang sống không chấp nhận được những khoảng trống, một khi khoảng trống nào đó được sinh ra, vũ trụ lập tức có chiều hướng lấp đầy những khoảng trống ấy. (theo quan sát của các nhà triết học Spinoza hàng thế kỉ trước thì “Tự nhiên căm ghét những khoảng trống”)

 

Như khi bạn hút không khí ra khỏi một cái chai, miệng và lưỡi của bạn sẽ dính vào miệng chai, để lấp đầy khoảng trống tạo nên sự mất cân bằng vừa xảy ra. Bạn nghĩ ngụ ý đằng sau câu nói “Nhu cầu tạo nên tất cả các phát minh”? Điều đó chứng minh cho việc một ham muốn sẽ tạo nên khoảng trống tinh thần và rồi vũ trụ sẽ lấp đầy khoảng trống ấy bằng những suy nghĩ truyền cảm hứng ( nếu ý thức của bạn tiếp thu). Những suy nghĩ này sẽ lần lượt tạo nên những thay đổi trong hành động, thể hiện bên ngoài vốn là kết quả của việc lấp đầy nhu cầu ban đầu.

 

Ở khía cạnh này, tôi nghĩ bộ não của chúng ta cũng giống như vũ trụ thu nhỏ. Khi chúng ta xác định được nhu cầu hay một khao khát gì đó, chúng ta sẽ hành động để lấp đầy khoảng trống đó bằng cách tương tác với môi trường bên ngoài. Khi chúng ta chối bỏ cơ hội để theo đuổi các đối tượng để thỏa mãn những nhu cầu hoặc khao khát này, ta sẽ cảm thấy mất mát chút gì đó hoặc thậm chí nhiều hơn. Từ đó ta rơi vào vùng cảm giác mất thăng bằng và rồi nỗi đau tinh thần sẽ tự nhiên đến. ( Như vậy liệu rằng tâm trí của chúng ta cũng ghét những khoảng trống?) Đột ngột lấy đi món đồ chơi khi một đứa bé đang thích thú với chúng (bất kể lý do bạn lấy đi là đúng hay sai), đó có thể coi là một dạng của nỗi đau tinh thần.

 

Khi chúng ta 18 tuổi, đồng nghĩa với việc ta đã sống trên thế giới này 6570 ngày. Vậy trung bình mỗi ngày một đứa bé đã phải nghe bao nhiêu lần những mệnh lệnh đại loại như:

“Không, con không được làm thế!”

“Con không thể làm vậy được. Phải làm thế này mới đúng” “Không phải bây giờ, để lúc khác đi”

“Rồi mẹ sẽ nói con biết”

“Con không làm xong nó được đâu”

“Sao con lại nghĩ là con có thể làm được điều đó”

“Con phải làm điều này. Không còn lựa chọn nào nữa đâu!”

Trên đây chỉ là những câu nói tương đối tốt đẹp để ngăn chặn chúng ta thể hiện bản chất của mình trong quá trình lớn lên. Cho dù chúng ta chỉ nghe những lời nói như thế này một hoặc hai lần mỗi ngày, nhưng nó cũng đủ để tạo ra vài ngàn lần từ chối cho đến tuổi trưởng thành.

 

Tôi gọi vùng trải nghiệm này là “từ chối động lực” để trải nghiệm, những động lực được hình thành từ nhu cầu bản năng nhất, có nguồn gốc từ tiếng nói bên trong sâu hơn cả những phẩm chất, tính cách của con người, từ những chọn lọc tự nhiên sơ khai nhất. Chuyện gì xảy ra với những động lực bị từ chối và không được lấp đầy? chúng biến mất bằng cách nào? Chúng sẽ biến mất khi có một sự xoa dịu theo cách nào đó: như khi ta hoặc ai đó làm một số hành động để đẩy tinh thần chúng ta trở về trạng thái cân bằng.

 

Cách tự nhiên nhất, đặc biệt dành cho trẻ con, đơn giản chính là khóc. Khóc là một cơ chế tự nhiên để xoa dịu những lần bị từ chối, những động lực không được lấp đầy. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong nước mắt có các ion âm. Khi chúng ta thấy mất cân bằng, khóc sẽ giải phóng những năng lượng âm trong tâm trí chúng ta và đưa ta về trạng thái cân bằng, cho dù nguồn động lực ban đầu vẫn chưa được lấp đầy.

 

Vấn đề ở chỗ, rất hiếm khi chúng ta có thể sử dụng cách tự nhiên ấy và đương nhiên những động lực vẫn mãi không được lấp đầy (khi chúng ta không còn là những đứa trẻ). Thường thì chúng ta không thích con cái mình khóc (đặc biệt là bé trai) vì rất nhiều lý do và chúng ta làm mọi cách để ngăn con mình làm điều đó. Và cũng bằng ấy lý do khiến chúng ta cảm thấy phiền phức và không muốn giải thích những việc mà con cái bắt buộc phải làm theo. Vậy điều gì sẽ đến?

 

Chúng tích lũy dần dần và cấu thành một loại biểu hiện như bệnh tâm lý (thường thể hiện dưới dạng như những cơn nghiện). Dựa theo kinh nghiệm, ta sẽ thấy được: Bất cứ cái gì bị tước đi thời thơ bé sẽ trở thành một cơn nghiện ở tuổi trưởng thành.

 

Ví dụ, có rất nhiều người nghiện gây ra sự chú ý, tôi đang ám chỉ đến những người có thể làm bất cứ điều gì để được mọi người chú ý đến. Lý do đơn giản nhất để giải thích chính là trong thời niên thiếu họ không nhận được nhiều sự chú ý hoặc ít nhất là họ không có được nó khi họ cần nhất. Trong mọi trường hợp, sự mất mát do bị cướp đi ấy làm mất cân bằng cảm xúc và nó khiến họ cư xử theo cách giúp họ thỏa mãn được cơn nghiện. Mỗi người chúng ta đều có một động lực như thế, vì thế việc tìm hiểu về chúng cũng như là những ảnh hưởng của chúng đến sự tập trung và kỷ luật của chúng ta vào trading là cực kì quan trọng.

 

Ngày: 8/6/2021 - đăng bởi: QuangPN
QuangPN 06/10/2021 02:40:42 AM

Tag: #Đặc điểm của Thị trường



:

----------------