<p> </p>
<p>Vấn đề luôn là chúng ta nhầm lẫn ý tưởng về tình yêu thành RÀNG BUỘC. Chúng ta tưởng rằng việc nắm giữ và bám víu mà chúng ta thường làm trong mối quan hệ là biểu hiện rằng chúng ta yêu. Trong khi việc đó thực sự chỉ là ràng buộc, và nó mang lại đau khổ. Bởi vì chúng ta càng nắm giữ bao nhiêu, chúng ta càng sợ hãi sẽ đánh mất nó bấy nhiêu. Và nếu chúng ta bị mất mát thật, thì rõ ràng là chúng ta sẽ rất đau đớn.</p>
<p> </p>
<p>Tình yêu thực sự là thế này: trong khi sự ràng buộc nói “<i>Anh yêu em, do đó, anh muốn em làm ANH hạnh phúc</i>”. Còn tình yêu thực sự nói “<i>Anh yêu em, do đó, anh muốn EM hạnh phúc.</i>” Nếu điều đó làm anh hạnh phúc, tuyệt vời. Nếu điều đó làm anh không hạnh phúc, anh cũng chỉ mong em hạnh phúc.</p>
<p> </p>
<p>Và vì vậy đó là hai cảm giác rất khác nhau. Tình yêu kiểu ràng buộc giống như chúng ta <font style="background-color:#faebd7;">nắm giữ cái gì đó rất chặt</font>. Nhưng tình yêu thật sự thì giống như việc <font style="background-color:#faebd7;">nâng niu rất nhẹ nhàng, nuôi dưỡng tình yêu, để nó tuôn chảy tự nhiên, chứ không nắm giữ thật chặt</font>. Chúng ta càng giữ chặt người khác, chúng ta sẽ càng chịu nhiều đau đớn hơn. Nhưng nhiều người cảm thấy rất khó khăn để hiểu điều này. Bởi vì họ nghĩ rằng, họ càng giữ chặt ai, thì điều đó cho thấy họ càng quan tâm đến người yêu nhiều như thế nào. Nhưng sự thật không phải như vậy, điều đó chỉ là họ đang cố gắng cầm nắm thứ gì đó, bởi vì họ lo lắng nếu họ không làm thế, họ sẽ tự làm tổn thương chính mình.</p>
<p> </p>
<p>Bất cứ mối quan hệ nào cho rằng chúng ta có thể <b>thỏa mãn chính mình thông qua người khác chắc chắn là sẽ rất rắc rối</b>.</p>
<p> </p>
<p>Ý tôi là, một cách hoàn hảo thì, hai người nên đến với nhau khi <b>chính họ đã cảm thấy tự thỏa mãn với chính mình </b>và do đó trân trọng người đối diện, thay vì mong đợi người khác mang lại cho mình cảm giác hạnh phúc mà tự bản thân họ không có được. Nếu như vậy sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra: Khi chúng ta vẽ ra viễn cảnh với những điều lãng mạn nơi mà chúng ta hình dung ra những điều lý tưởng và ước ao, và những ảo tưởng lãng mạn đối với người khác, mà người đó không thể thỏa mãn được. một khi bạn hiểu người đó hơn, bạn sẽ nhận ra họ không phải là hoàng tử hay công chúa lọ lem, mà họ chỉ là người bình thường thôi, một người cũng đang phải vật lộn kiếm sống. Và trừ khi ai đó có thể nhìn thấu lòng họ, yêu thương họ và ao ước cho họ, cũng như yêu họ bằng sự tử tế và lòng từ bi, bằng không mối quan hệ đó sẽ rất phức tạp.</p>
<p> </p>
<p align="center"><iframe allowfullscreen="true" allowtransparency="true" frameborder="0" height="372" scrolling="no" src="https://www.facebook.com/plugins/video.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fpham.ngoc.quang.LSL%2Fvideos%2F838619466473098%2F&show_text=0&width=560" style="border:none;overflow:hidden" width="560"></iframe></p>
Vấn đề luôn là chúng ta nhầm lẫn ý tưởng về tình yêu thành RÀNG BUỘC. Chúng ta tưởng rằng việc nắm giữ và bám víu mà chúng ta thường làm trong mối quan hệ là biểu hiện rằng chúng ta yêu. Trong khi việc đó thực sự chỉ là ràng buộc, và nó mang lại đau khổ. Bởi vì chúng ta càng nắm giữ bao nhiêu, chúng ta càng sợ hãi sẽ đánh mất nó bấy nhiêu. Và nếu chúng ta bị mất mát thật, thì rõ ràng là chúng ta sẽ rất đau đớn.
Tình yêu thực sự là thế này: trong khi sự ràng buộc nói “Anh yêu em, do đó, anh muốn em làm ANH hạnh phúc”. Còn tình yêu thực sự nói “Anh yêu em, do đó, anh muốn EM hạnh phúc.” Nếu điều đó làm anh hạnh phúc, tuyệt vời. Nếu điều đó làm anh không hạnh phúc, anh cũng chỉ mong em hạnh phúc.
Và vì vậy đó là hai cảm giác rất khác nhau. Tình yêu kiểu ràng buộc giống như chúng ta nắm giữ cái gì đó rất chặt. Nhưng tình yêu thật sự thì giống như việc nâng niu rất nhẹ nhàng, nuôi dưỡng tình yêu, để nó tuôn chảy tự nhiên, chứ không nắm giữ thật chặt. Chúng ta càng giữ chặt người khác, chúng ta sẽ càng chịu nhiều đau đớn hơn. Nhưng nhiều người cảm thấy rất khó khăn để hiểu điều này. Bởi vì họ nghĩ rằng, họ càng giữ chặt ai, thì điều đó cho thấy họ càng quan tâm đến người yêu nhiều như thế nào. Nhưng sự thật không phải như vậy, điều đó chỉ là họ đang cố gắng cầm nắm thứ gì đó, bởi vì họ lo lắng nếu họ không làm thế, họ sẽ tự làm tổn thương chính mình.
Bất cứ mối quan hệ nào cho rằng chúng ta có thể thỏa mãn chính mình thông qua người khác chắc chắn là sẽ rất rắc rối.
Ý tôi là, một cách hoàn hảo thì, hai người nên đến với nhau khi chính họ đã cảm thấy tự thỏa mãn với chính mình và do đó trân trọng người đối diện, thay vì mong đợi người khác mang lại cho mình cảm giác hạnh phúc mà tự bản thân họ không có được. Nếu như vậy sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra: Khi chúng ta vẽ ra viễn cảnh với những điều lãng mạn nơi mà chúng ta hình dung ra những điều lý tưởng và ước ao, và những ảo tưởng lãng mạn đối với người khác, mà người đó không thể thỏa mãn được. một khi bạn hiểu người đó hơn, bạn sẽ nhận ra họ không phải là hoàng tử hay công chúa lọ lem, mà họ chỉ là người bình thường thôi, một người cũng đang phải vật lộn kiếm sống. Và trừ khi ai đó có thể nhìn thấu lòng họ, yêu thương họ và ao ước cho họ, cũng như yêu họ bằng sự tử tế và lòng từ bi, bằng không mối quan hệ đó sẽ rất phức tạp.
|