<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương: </b>Tôi đã rất muốn trò chuyện với Ánh Viên sau SEA Games vừa rồi: dù là nữ VĐV xuất sắc nhất kỳ đại hội với 6 HCV, nhưng thay vì ăn mừng, em bật khóc trước hàng triệu khán giả truyền hình, mà ai cũng hiểu đó không phải những giọt nước mắt hạnh phúc?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Em khóc vì đã <b>không thể ngăn được cảm giác thất vọng về bản thân</b>. Thầy Đặng Anh Tuấn (HLV của Ánh Viên – PV) từng nói với em, là vận động viên, không thể chỉ thoả mãn bằng việc mình đạt bao nhiêu huy chương vàng, mà phải cần cố gắng để mình ngày hôm nay luôn tốt hơn mình ngày hôm qua. Nhưng SEA Games vừa rồi, kể cả nội dung sở trường 400m, dù dành HCV, em đều thất bại với các mục tiêu cá nhân. Mà nó là chuyện em đã biết trước kỳ SEA Games, khi kết quả tập luyện không khả quan. Với thành tích vừa rồi, em không đạt chuẩn A Olympic. Mọi người có thể tế nhị không nói, nhưng em vẫn tự hiểu rằng, dù đạt được 6 HCV, thì em vẫn đang dần xa rời đỉnh cao.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương: </b>Nhưng lý do gì khiến cho thành tích của em liên tục đi xuống? Khi mà em là VĐV được đầu tư kinh phí nhiều nhất Việt Nam?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên: </b>Em còn nhớ, ông nội là người đầu tiên dạy em bơi ở con rạch gần nhà. Mỗi lần ba mẹ đi vắng, ông thường mang em ra con rạch, ném em xuống đó. Cứ thế mà em biết bơi. Khi ấy với em, được bơi, được vùng vẫy là hạnh phúc. Em bơi mà không có gánh nặng gì cả.</p>
<p>Lúc em chưa phải là VĐV được nhiều người biết tới, em tham gia các kỳ thi đấu với tâm thế hết sức nhẹ nhàng: <b>bơi mà không biết đối thủ của mình là ai,</b> bơi mà <b>không nghĩ mình cần phải thắng</b>, chỉ cần cố gắng hết sức mình. <b>Và chiến thắng đến thật nhẹ nhàng. </b></p>
<p>Nhưng sau này, em bơi với tư cách là một Ánh Viên đoạt 8 huy chương vàng. <b>Một Ánh Viên trên đỉnh cao thì cần phải giành chiến thắng </b>- tất cả mọi người đều nghĩ thế và <b>chính em cũng nghĩ thế đấy.</b> Nên em bắt đầu để ý đến đối thủ của mình, để ý đến thành tích của mình. Nhưng càng để ý thì thành tích càng đi xuống. Gánh nặng càng khủng khiếp hơn. <b>Em không còn tự tin với chính mình nữa.</b></p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương: </b>Trước SEA Games vừa rồi, trên Facebook cá nhân của mình, em thường chia sẻ tâm trạng buồn bã, bất an... Thậm chí tôi biết rằng, thời gian còn tập luyện bên Mỹ, em đã gửi đơn cho Liên Đoàn Thể thao dưới nước, với nguyện vọng xin về nước, giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao…</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên : </b>Vì hai năm vừa rồi là hai năm vô cùng khó khăn với em. Asiad 17 (2016), em đạt 2 HCĐ. Asiad 2018, em đặt mục tiêu đổi màu huy chương. Nhưng không những mục tiêu đó không thành, mà em còn ra về hoàn toàn tay trắng. Kể cả trước SEA Games vừa rồi, trong quá trình tập luyện, em cũng đã biết thành tích của mình ngày càng sa sút. Chuyện tình cảm thì không được như ý, thành tích bơi trong tập luyện và thi đấu không tốt; em lại không có ai để chia sẻ, nên sự chán chường, mệt mỏi là có thật.</p>
<div>
<p>Trong quá trình tập huấn trước SEA Games, ban ngày em cố gắng tập luyện bình thường, nhưng <b>đêm xuống, khi có một mình thì em khóc.</b> Em mất ngủ triền miên, và thầy Tuấn phải mua <b>thuốc an thần</b> về cho em uống, em mới ngủ được. <b>Em nổi giận với tất cả mọi người xung quanh</b>, thậm chí nói hỗn với thầy mình. Thời điểm đó, em thực sự đã viết đơn xin giải nghệ. Nhưng cả thầy Đặng Anh Tuấn và các bác, các chú ở Liên đoàn Thể thao dưới nước đã động viên em, nên em đã lấy lại được tinh thần vào phút cuối để tham dự SEA Games. </p>
</div>
<div>
<div data-component="true" data-component-type="image_mobile" data-component-value1="https://i.ndh.vn/2020/03/05/sub-2-1-desktop79-3069-1583373403.jpg" data-component-value2="https://i.ndh.vn/2020/03/05/sub-2-copy40-7978-1583373403.jpg">
<figure><img alt="" src="https://i.ndh.vn/2020/03/05/sub-2-1-desktop79-3069-1583373403.jpg" style="float: left;"></figure>
</div>
</div>
<div>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Hẳn nhiên ai cũng dễ dàng nhìn thấy vinh quang mà em đã có. Nhưng cái giá em phải trả cho thành công là gì?</p>
<p> </p>
</div>
<div>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Ở Mỹ, mỗi ngày em tập từ 7h15 sáng đến 20h30. <b>Nhiệm vụ của em là ăn, là bơi, là ngủ. </b>Mọi thứ còn lại thầy Đặng Anh Tuấn sẽ lo. Bữa ăn của em cũng sẽ do thầy trực tiếp vào bếp. Khẩu phẩn ăn một bữa có thể là 1kg thịt bò, 50 con tôm, một đĩa rau xà lách trộn, sinh tố xay, một ngày mấy bữa, không được bỏ bữa nào.</p>
<p>Có những ngày, em ăn mà cảm giác như mình đã <b>mất đi hoàn toàn vị giác</b>. <b>Em nghĩ mình giống như cái máy xay sinh tố.</b> Mà một cái máy sinh tố thì không được quan tâm đến vị của đồ ăn, chỉ cần bỏ đồ ăn vô, nhai và nuốt.</p>
<p>Cũng có những ngày em ốm hoặc mệt, hoặc tâm trạng bất ổn, không thể nào ép mình làm cái máy xay sinh tố được, em xin thầy được bỏ dở một phần thức ăn của mình, và thầy em sẽ nói: “OK, con cất đó, rồi để bữa sau ăn tiếp”.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Và em sống cuộc đời của một cái máy xay sinh tố không một lần phản kháng?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Cũng không phải ngày nào trong suốt 7 năm sang Mỹ tập luyện, em cũng ngoan ngoãn nghe lời thầy mình. Có những ngày em không chịu ăn hết khẩu phần dù thầy Tuấn có khuyên nhủ đủ điều. Dĩ nhiên là thầy giận. Và hình phạt của thầy là liền nhiều ngày sau đó, thầy sẽ nấu cho em những bữa ăn với khẩu phần của người bình thường. Một, hai ngày đầu,<b> em ăn bữa cơm bình thường đó trong một trạng thái vô cùng hạnh phúc</b>. Nhưng đến ngày thứ ba, thứ tư thì em hiểu ngay vấn đề: <b>em sẽ bơi không nổi nữa nếu chỉ ăn có thế</b>. Lúc đó thầy em lại hỏi: “Giờ con đã hiểu giá trị bữa ăn chưa?”. Lẽ dĩ nhiên là em hiểu thầy mình đúng, <b>và em lại quay lại sống cuộc đời của một cái máy sinh tố. </b></p>
<p>Thầy em nói <b>"là một VĐV thì con phải chấp nhận trả giá"</b>. Trong 7 năm tập huấn ở Mỹ, em không được phép dùng điện thoại. Em còn nhớ nhiều năm trước, thầy có mua cho em một cái điện thoại iPhone ở Mỹ bằng chính tiền của thầy. Nhưng nói là có điện thoại cho sang, chứ thầy không cho em dùng. Mỗi tuần, bố mẹ sẽ gọi điện cho em một lần vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật, mỗi lần 30 phút, qua điện thoại của thầy. Buổi trưa hoặc buổi tối, trong bữa cơm, em sẽ được mượn iPad của thầy để xem các chương trình hài hoặc các chương trình thể thao. Thầy cấm em đọc báo hay xài Facebook vì sợ em hư và sợ em bị ảnh hưởng khi đọc các thông tin về mình trên báo chí.</p>
<p>Sau SEA Games 2015, em 18 tuổi, nên em nói với thầy mình: “Con lớn rồi, con có nhu cầu liên lạc với mọi người, con muốn từ bây giờ sẽ được dùng điện thoại tự do”. Vì em cũng muốn được chơi Facebook, cũng muốn được kết bạn, rồi lướt Facebook xem bạn bè mình đang sống thế nào. Nhưng hậu quả là cả ngày em không rời được cái điện thoại, xem hết thứ này tới thứ khác. </p>
<div>
<figure><img alt="" src="https://i.ndh.vn/2020/03/04/4126-4693-1583340664.jpg"><figcaption>
<div>Ảnh: Hoàng Triều</div>
</figcaption></figure>
</div>
<p>Hồi đó có rất nhiều người làm quen với em trên MXH, nên em sẽ tranh thủ giờ ngủ trưa, ngủ tối để nhắn tin cho những người mình mới quen, vì cảm giác được trò chuyện và làm quen với nhiều người là thứ rất mới mẻ với em. Rồi vì thế mà em thiếu ngủ, thể lực đi xuống, thành tích tập luyện đi xuống. Nên 2 tuần sau, em lại tự giác nộp lại điện thoại cho thầy, dù thầy không ép, để quay lại với cuộc sống vốn có của mình: không bạn bè, không kết nối. Em với thầy thoả thuận với nhau là sau khi các giải đấu trong năm kết thúc, <b>em sẽ có vài ngày xả hơi, sẽ được dùng điện thoại của mình một cách tự do. Nhưng một năm em chỉ có 7 ngày nghỉ thôi…</b></p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Vào những ngày hiếm hoi sống một cuộc đời bình thường, em sẽ làm gì?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Những ngày đó, em sẽ <b>ngủ dậy thật muộn, thức thật khuya</b>. Nếu ở Việt Nam, em sẽ được về nhà thăm ba mẹ 1-2 ngày, được ăn cơm cá kho và canh chua cá lóc mẹ nấu. Nếu ở với thầy, thầy sẽ nấu cho em những món em thích. Em có quyền bỏ dở phần ăn của mình nếu em không muốn. Em có thể thức đến quá nửa đêm, giấu thầy trùm chăn lướt Facebook mà không thấy tội lỗi. Thế là đã hạnh phúc lắm rồi.</p>
<p> </p>
<div>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Ánh Viên này, em có bao nhiêu huy chương trong cả sự nghiệp thi đấu của mình đến giờ?</p>
<p> </p>
</div>
<div>
<p><b>- Ánh viên:</b> 150 huy chương tất cả.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Vậy em có bao nhiêu người bạn…?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Gần đây, khi không còn tập huấn bên Mỹ nữa, em quay trở lại tập luyện chung với các vận động viên bơi lội trong nước ở Đại học Thể dục Thể thao TP HCM, và em bắt đầu có bạn. Hiện tại, em có 5 người bạn mới quen, đều là bạn trong đội tuyển bơi. Nhưng <b>suốt 7 năm qua, em không có bạn.</b></p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Tôi tưởng là VĐV nổi tiếng, em sẽ có nhiều người yêu quý mình?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> <b>Trong thế giới của VĐV, người ta không thích những người kém cỏi. Nhưng người ta cũng không vui khi thấy người khác thành công hơn mình.</b> Cũng có những người sau khi em thành công thì thân thiết với em. Nhưng sau lưng, em biết họ làm hoặc nói nhiều điều không tốt với mình. Mà em thì vốn rụt rè nên khi gặp phải những chuyện đó, em càng thu mình lại. Việc tập huấn ở Mỹ nhiều năm trời cũng không cho em cơ hội làm quen với ai. Chị biết đấy, đến điện thoại em cũng không dùng mà. </p>
<p> </p>
<div>
<p><b>- Tô Lan Hương: </b>Chỉ sống và giao tiếp với duy nhất một người đàn ông lớn tuổi suốt gần chục năm qua, không có bố mẹ bên cạnh, không có bạn bè cùng trang lứa, em đã xoay sở ra sao với tuổi mới lớn của mình?</p>
<p> </p>
</div>
<div>
<p><b>- Ánh Viên: </b>Mọi chuyện trong cuộc sống, em đều tâm sự với thầy. Khi em trải qua những thay đổi tuổi dậy thì, hay kể cả lúc em đem lòng thương nhớ một cậu bạn nào đó mà không được người ta đáp lại, em cũng sẽ hỏi thầy: “Tại sao em thích người đó mà người ta không thích em?”. Quần áo em mặc cũng đều do thầy mua cả.</p>
<p>Nhưng ở cạnh thầy thì <b>em phải sống như một cậu con trai</b>. Hồi em mới được thầy Tuấn nhận làm học trò, có lần các chị trong đội tuyển dẫn em đi làm tóc và sơn móng tay. Khi về, thầy la em dữ lắm. Thầy bảo, một VĐV không làm đẹp bằng những thứ đó, mà làm đẹp bằng những tấm huy chương. Lúc đó em nghĩ thầy sẽ thích em sống như một cậu con trai và chỉ chuyên tâm vào tập luyện, nên dần dần em mặc nhiên coi mình cần phải sống như thế. <b>Thú thật là có giai đoạn, em đã quên mình là phụ nữ. </b></p>
<p> </p>
<div>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Này, em đã bao giờ có một bộ váy chưa?</p>
<p> </p>
</div>
<div>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Hồi ở với thầy thì không. Khi hai thầy trò đi shopping, thầy sẽ mua cho em quần áo thể thao, giày thể thao. Thi thoảng em cũng nghĩ đến việc sẽ xin thầy mua thử một bộ váy, nhưng rồi lại thôi. Vì em sợ thầy sẽ la khi em đòi làm điệu.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Nãy giờ mọi thứ em nói đều là “do thầy bảo”, "do thầy quyết định". Vậy đâu là chính kiến của em? Em đang sống cuộc đời của mình kia mà?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> <b>Chính kiến của em cũng là do thầy em dạy mà thành</b>, em nghĩ vậy đó. Lần đầu gặp thầy Tuấn là khi em 13 tuổi. Với em đó là may mắn lớn nhất cuộc đời. Thầy Đặng Anh Tuấn là người nghiêm khắc nhất trong tất cả các HLV bơi lội; cả làng bơi ai cũng sợ. Khi ấy thầy nói với em: “Con làm theo lời thầy sẽ thành công”. Và em đã thực sự thấy thành tích của mình thay đổi vượt bậc kể từ khi gặp thầy. <b>Nếu không có thầy thì không có Ánh Viên ngày hôm nay. </b></p>
<p>Những năm ở bên thầy, cũng có giai đoạn em cự cãi thầy, nói hỗn với thầy, chống đối thầy khi em gặp vấn đề về tâm lý. Thầy bảo gì thì em sẽ làm ngược lại. Nhưng khi những điều đó qua đi rồi, em hiểu rằng mọi điều thầy khuyên em đều đúng và em cần làm theo nó. Thầy thay cha mẹ dạy dỗ em. Em sống với thầy ngần đó năm, nên nghe theo thầy cũng là bình thường. </p>
<p> </p>
<div>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Khi đã hiểu vinh quang đi cùng với hy sinh và trả giá, có bao giờ em nghĩ nếu cho em được lựa chọn lại cuộc đời mình, em sẽ…?</p>
<p> </p>
</div>
<div>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Em vẫn chọn cuộc đời này thôi. <b>Dù một năm chỉ có 7 ngày được sống như một người bình thường thì rất ít, nhưng cũng rất vui. </b>Nếu 365 ngày trong năm đều vui như thế thì dần dần có thể sẽ không còn thấy vui nữa. Mà <b>ngoài bơi lội ra, em không biết phải làm gì.</b></p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Sau SEA Games 30 vừa rồi, em không quay trở lại Mỹ tập huấn nữa mà về TP HCM tập luyện ở ĐH Thể dục Thể thao chung với các VĐV khác. Tôi biết rằng em thậm chí không có cả HLV riêng cho mình?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Liên đoàn Thể thao dưới nước nói bây giờ không còn đủ kinh phí để đầu tư cho em đi Mỹ dài hạn nữa, nên em sẽ về Việt Nam tập luyện. Thật ra chuyện tập luyện ở Mỹ hay ở Việt Nam không quá quan trọng với em. Miễn là có thầy em, thì em tập ở đâu cũng được. Nhưng sau SEA Games vừa rồi, thầy Đặng Anh Tuấn từ chức để sang Mỹ làm HLV. Nên bây giờ em tập chung trong một đội 10 người. Cả đội có một cô giáo dạy chung. Khi thầy Đặng Anh Tuấn quyết định nghỉ, em khóc dữ lắm. Em xin thầy đổi ý và ở lại với em, nhưng thầy nói với em: “Thầy đi không phải vì thầy ghét giận gì con. Nhưng người lớn có những lý do mà con không hiểu được”. Nên em chẳng còn cách nào khác.</p>
<div>
<figure><img alt="" src="https://i.ndh.vn/2020/03/04/4105-8796-1583340665.jpg"><figcaption>
<div>Ảnh: Hoàng Triều</div>
</figcaption></figure>
</div>
<p>Hồi thầy mới đi, những ngày đầu với em rất khủng khiếp, vì suốt 7 năm qua em đã quen với việc luôn có thầy mình ở cạnh mình trên đường bơi. Nên <b>mỗi khi ra hồ bơi mà chỉ có một mình, em thậm chí không dám nhảy xuống.</b> Chị nghe thế chắc buồn cười lắm nhỉ? Bơi lội là việc rất bình thường với em. Thế mà <b>khi chỉ còn một mình, việc em tưởng chừng rất quen thuộc đó hoá ra cũng rất đáng sợ.</b></p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Không đi Mỹ tập huấn, cũng không có HLV riêng, em có chạnh lòng không nếu như có người nói rằng bây giờ em đã bắt đầu “hết thời” nên không còn được đầu tư?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Hiện tại em vẫn chờ xem quyết định của Liên đoàn về tương lai của em trong thời gian tới. <b>Nhưng dù thế nào, em cũng không buồn về việc đó.</b> Thể thao rất khắc nghiệt, hoặc là vinh quang, hoặc là không gì cả. Khi mình có thành tích tốt thì mình sẽ được quan tâm; khi mình sa sút, thì việc không được đầu tư là đương nhiên, vì thể thao luôn có nhân tố mới, không ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi một VĐV đã hết thời. Mà <b>vinh quang của thể thao là một vòng tròn, một ngôi sao mọc lên thì ắt phải lặn đi, để nhường chỗ cho một ngôi sao mới. </b></p>
<div>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Em nghĩ gì về cơ hội trở lại đỉnh cao của mình?</p>
</div>
<div>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Chính em cũng <b>hoang mang</b> khi nghĩ về việc đó. Một phần vì phong độ của em đi xuống, một phần khác vì khi không có một HLV ở bên cạnh để hướng dẫn, nên có lẽ cơ hội đó gần như bằng 0. Vì bơi lội khác với những môn thể thao khác lắm. <b>Khi mình bơi dưới hồ, luôn cần có một HLV ở trên bờ để theo dõi, phát hiện ra những lỗi sai của mình rồi mới khắc phục được. </b></p>
<div>
<figure><img alt="" src="https://i.ndh.vn/2020/03/04/tm-3-8304-1583340666.jpg"><figcaption>Ánh Viên bắt đầu phải suy nghĩ nhiều hơn về tương lai của mình. Ảnh: Tuấn Mark</figcaption></figure>
</div>
<p>Nên em đã nghĩ rất nhiều về tương lai của mình, và sẽ còn tiếp tục nghĩ trong thời gian tới. Để nếu không thể tìm lại đỉnh cao, em sẽ rời bỏ nó và tìm cho mình một hướng đi khác. Em thà buông bỏ trên đỉnh cao, còn hơn đợi đến lúc không ai nhớ mình mới chịu từ bỏ.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Và em có chia sẻ ý định đó với ba mẹ mình?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Người ngoài có thể không còn yêu thương em vì em bơi không giỏi nữa. Nhưng dù em bơi giỏi hay không thì em vẫn là con gái của ba mẹ em. <b>Họ yêu thương và ủng hộ mọi việc em làm.</b></p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Nếu rời bỏ bơi lội, em sẽ làm gì?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Em mong mình có thể trở thành HLV. Và em cũng mơ mở một nhà hàng, để ăn thoả thích những món mà hồi là VĐV mình không được ăn.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> <b>Thể thao là nhất thời, cuộc sống thì dài lâu</b>. Em đã chuẩn bị gì cho tương lai có thể không có thể thao của mình?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Khi còn tập huấn ở Mỹ, các thầy cô ở Việt Nam sẽ gửi bài tập và sách vở cho em tự học văn hóa. Mỗi cuối tuần em sẽ dành thời gian học bài và làm bài tập. Một năm, em về Việt Nam một lần để thi lên lớp. Để vươn tới thể thao đỉnh cao, VĐV như em không có lựa chọn khác.</p>
<p>Sau này, nếu may mắn được làm HLV thì tốt. Còn nếu phải ra đời bươn chải với nghề khác, <b>em sẽ phải chấp nhận học từ đầu</b>. Nhiều anh chị VĐV khác sau khi giải nghệ cũng phải vật lộn với cuộc sống. Nhưng <b>em tin em còn trẻ, chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực thì sẽ vượt qua</b>.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Thế còn việc trở nên nữ tính hơn thì sao, nó có nằm trong kế hoạch của em không?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Mấy tháng trước, có cô bên Hiệp hội Bơi lội nhìn em, chắc vì thấy em giống con trai quá nên cô mắc cười. Nên cô bảo là con gái thì phải biết làm đẹp, phải biết mặc váy, biết trang điểm. Em về Đại học Thể dục Thể thao TP HCM tập luyện nên cũng bắt đầu có bạn bè. Các bạn dẫn em đi mua váy và tự tay trang điểm cho em. Vì em không biết chọn váy nên các bạn cũng chọn cho em luôn. Nên giờ trong tủ quần áo của em đã có 3 bộ váy rồi. </p>
<div>
<figure><img alt="" src="https://i.ndh.vn/2020/03/04/4191-8767-1583340666.jpg"><figcaption>
<div>Ảnh: Hoàng Triều</div>
</figcaption></figure>
</div>
<p>Lần đầu tiên mặc váy, em mắc cười muốn chết. Vì em nghĩ tướng mình như đàn ông thế này mà mặc váy thấy kỳ kỳ sao đó. Nó cũng khiến em lóng ngóng, khó chịu nữa, vì trước giờ em toàn mặc đồ thể thao, đâu có quen với việc phải đi lại ý tứ, nhẹ nhàng. Nhưng em cũng biết mình nên làm điệu một chút. </p>
<p>Dù phải học một cách chậm chạp để trở nên nữ tính, thì em cũng có đôi lần ao ước được là con gái trong mắt một cậu bạn trai nào đó. Đến tuổi này, em vẫn không biết phải làm thế nào để giao tiếp với đàn ông, làm người ta thích mình. Em thậm chí chưa có mối tình đầu…</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Không biết mua một bộ váy, thế em đã bao giờ tự mua một cây son, một đôi bông tai, hay một cái túi xách - điều mà mọi cô gái tuổi em thường làm?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên: </b>Em chưa từng làm những việc đại loại như vậy. Em chỉ có một cái túi xách được một fan hâm mộ tặng từ hồi còn ở Mỹ.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Vậy khoản tiền lớn nhất mà em chi cho bản thân mình?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> 130 USD, cho một đôi giày Nike.</p>
<p> </p>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> 130 USD? Vậy em làm gì với những khoản thưởng tiền tỷ mà em nhận được?</p>
<p> </p>
<p><b>- Ánh Viên:</b> Gia đình em nghèo lắm, ba mẹ kiếm tiền rất cực. Có những bữa đến giờ cơm mà nhà hết gạo, ba em phải mang giá gạo sang nhà hàng xóm vay. Nên em tự thấy mình phải tiết kiệm. Đôi giày 130 USD đó, em mua nó từ năm 2016. Em nâng niu nó lắm và chỉ để dành đi những dịp đặc biệt, nên bây giờ nó vẫn như mới. Ngày bình thường em sẽ đi những đôi giày cũ hơn nhiều. </p>
<p>Tiền kiếm được trong những năm thi đấu, em đều gửi ba mẹ. Ba mẹ cũng không tiêu gì nhiều. Có lúc thiếu tiền, ba mẹ em lấy ra tiêu. Nhưng sau đó lại tìm cách bù lại. Ba mẹ nói phải dành dụm ở đó để chờ sau này em giải nghệ sẽ đưa lại cho em. Đó là khoản tiền em tích luỹ để phòng thân sau này khi không còn bơi lội nữa, chứ không phải để tiêu xài hoang phí.</p>
<p> </p>
<div>
<p><b>- Tô Lan Hương:</b> Cảm ơn em về cuộc trò chuyện này. Và hãy cho phép tôi tặng em một set đồ trang điểm nho nhỏ cho ngày 8/3. Hy vọng em dù có làm gì, cũng luôn nhớ rằng mình luôn luôn và có quyền được sống như một người phụ nữ với đúng nghĩa của từ này.</p>
</div>
<div>
<div>
<figure><img alt="" src="https://i.ndh.vn/2020/03/04/4410-9453-1583340666.jpg"></figure>
</div>
</div>
<div>
<p>Nguồn: ndh.vn</p>
<p>Bài viết: Tô Lan Hương - Thiết kế: Bảo Linh</p>
<p>Ảnh: Hoàng Triều, Nguyễn, Tuấn Mark</p>
</div>
<p> </p>
</div>
</div>
</div>
</div>
</div>
</div>
<p> </p>
- Tô Lan Hương: Tôi đã rất muốn trò chuyện với Ánh Viên sau SEA Games vừa rồi: dù là nữ VĐV xuất sắc nhất kỳ đại hội với 6 HCV, nhưng thay vì ăn mừng, em bật khóc trước hàng triệu khán giả truyền hình, mà ai cũng hiểu đó không phải những giọt nước mắt hạnh phúc?
- Ánh Viên: Em khóc vì đã không thể ngăn được cảm giác thất vọng về bản thân. Thầy Đặng Anh Tuấn (HLV của Ánh Viên – PV) từng nói với em, là vận động viên, không thể chỉ thoả mãn bằng việc mình đạt bao nhiêu huy chương vàng, mà phải cần cố gắng để mình ngày hôm nay luôn tốt hơn mình ngày hôm qua. Nhưng SEA Games vừa rồi, kể cả nội dung sở trường 400m, dù dành HCV, em đều thất bại với các mục tiêu cá nhân. Mà nó là chuyện em đã biết trước kỳ SEA Games, khi kết quả tập luyện không khả quan. Với thành tích vừa rồi, em không đạt chuẩn A Olympic. Mọi người có thể tế nhị không nói, nhưng em vẫn tự hiểu rằng, dù đạt được 6 HCV, thì em vẫn đang dần xa rời đỉnh cao.
- Tô Lan Hương: Nhưng lý do gì khiến cho thành tích của em liên tục đi xuống? Khi mà em là VĐV được đầu tư kinh phí nhiều nhất Việt Nam?
- Ánh Viên: Em còn nhớ, ông nội là người đầu tiên dạy em bơi ở con rạch gần nhà. Mỗi lần ba mẹ đi vắng, ông thường mang em ra con rạch, ném em xuống đó. Cứ thế mà em biết bơi. Khi ấy với em, được bơi, được vùng vẫy là hạnh phúc. Em bơi mà không có gánh nặng gì cả.
Lúc em chưa phải là VĐV được nhiều người biết tới, em tham gia các kỳ thi đấu với tâm thế hết sức nhẹ nhàng: bơi mà không biết đối thủ của mình là ai, bơi mà không nghĩ mình cần phải thắng, chỉ cần cố gắng hết sức mình. Và chiến thắng đến thật nhẹ nhàng.
Nhưng sau này, em bơi với tư cách là một Ánh Viên đoạt 8 huy chương vàng. Một Ánh Viên trên đỉnh cao thì cần phải giành chiến thắng - tất cả mọi người đều nghĩ thế và chính em cũng nghĩ thế đấy. Nên em bắt đầu để ý đến đối thủ của mình, để ý đến thành tích của mình. Nhưng càng để ý thì thành tích càng đi xuống. Gánh nặng càng khủng khiếp hơn. Em không còn tự tin với chính mình nữa.
- Tô Lan Hương: Trước SEA Games vừa rồi, trên Facebook cá nhân của mình, em thường chia sẻ tâm trạng buồn bã, bất an... Thậm chí tôi biết rằng, thời gian còn tập luyện bên Mỹ, em đã gửi đơn cho Liên Đoàn Thể thao dưới nước, với nguyện vọng xin về nước, giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao…
- Ánh Viên : Vì hai năm vừa rồi là hai năm vô cùng khó khăn với em. Asiad 17 (2016), em đạt 2 HCĐ. Asiad 2018, em đặt mục tiêu đổi màu huy chương. Nhưng không những mục tiêu đó không thành, mà em còn ra về hoàn toàn tay trắng. Kể cả trước SEA Games vừa rồi, trong quá trình tập luyện, em cũng đã biết thành tích của mình ngày càng sa sút. Chuyện tình cảm thì không được như ý, thành tích bơi trong tập luyện và thi đấu không tốt; em lại không có ai để chia sẻ, nên sự chán chường, mệt mỏi là có thật.
Trong quá trình tập huấn trước SEA Games, ban ngày em cố gắng tập luyện bình thường, nhưng đêm xuống, khi có một mình thì em khóc. Em mất ngủ triền miên, và thầy Tuấn phải mua thuốc an thần về cho em uống, em mới ngủ được. Em nổi giận với tất cả mọi người xung quanh, thậm chí nói hỗn với thầy mình. Thời điểm đó, em thực sự đã viết đơn xin giải nghệ. Nhưng cả thầy Đặng Anh Tuấn và các bác, các chú ở Liên đoàn Thể thao dưới nước đã động viên em, nên em đã lấy lại được tinh thần vào phút cuối để tham dự SEA Games.
- Tô Lan Hương: Hẳn nhiên ai cũng dễ dàng nhìn thấy vinh quang mà em đã có. Nhưng cái giá em phải trả cho thành công là gì?
- Ánh Viên: Ở Mỹ, mỗi ngày em tập từ 7h15 sáng đến 20h30. Nhiệm vụ của em là ăn, là bơi, là ngủ. Mọi thứ còn lại thầy Đặng Anh Tuấn sẽ lo. Bữa ăn của em cũng sẽ do thầy trực tiếp vào bếp. Khẩu phẩn ăn một bữa có thể là 1kg thịt bò, 50 con tôm, một đĩa rau xà lách trộn, sinh tố xay, một ngày mấy bữa, không được bỏ bữa nào.
Có những ngày, em ăn mà cảm giác như mình đã mất đi hoàn toàn vị giác. Em nghĩ mình giống như cái máy xay sinh tố. Mà một cái máy sinh tố thì không được quan tâm đến vị của đồ ăn, chỉ cần bỏ đồ ăn vô, nhai và nuốt.
Cũng có những ngày em ốm hoặc mệt, hoặc tâm trạng bất ổn, không thể nào ép mình làm cái máy xay sinh tố được, em xin thầy được bỏ dở một phần thức ăn của mình, và thầy em sẽ nói: “OK, con cất đó, rồi để bữa sau ăn tiếp”.
- Tô Lan Hương: Và em sống cuộc đời của một cái máy xay sinh tố không một lần phản kháng?
- Ánh Viên: Cũng không phải ngày nào trong suốt 7 năm sang Mỹ tập luyện, em cũng ngoan ngoãn nghe lời thầy mình. Có những ngày em không chịu ăn hết khẩu phần dù thầy Tuấn có khuyên nhủ đủ điều. Dĩ nhiên là thầy giận. Và hình phạt của thầy là liền nhiều ngày sau đó, thầy sẽ nấu cho em những bữa ăn với khẩu phần của người bình thường. Một, hai ngày đầu, em ăn bữa cơm bình thường đó trong một trạng thái vô cùng hạnh phúc. Nhưng đến ngày thứ ba, thứ tư thì em hiểu ngay vấn đề: em sẽ bơi không nổi nữa nếu chỉ ăn có thế. Lúc đó thầy em lại hỏi: “Giờ con đã hiểu giá trị bữa ăn chưa?”. Lẽ dĩ nhiên là em hiểu thầy mình đúng, và em lại quay lại sống cuộc đời của một cái máy sinh tố.
Thầy em nói "là một VĐV thì con phải chấp nhận trả giá". Trong 7 năm tập huấn ở Mỹ, em không được phép dùng điện thoại. Em còn nhớ nhiều năm trước, thầy có mua cho em một cái điện thoại iPhone ở Mỹ bằng chính tiền của thầy. Nhưng nói là có điện thoại cho sang, chứ thầy không cho em dùng. Mỗi tuần, bố mẹ sẽ gọi điện cho em một lần vào ng&a
|