<p> </p>
<p>"Rất nhiều người trong chúng ta đang có một em bé bị thương tích ở trong mình. Thương tích đó có thể là do cha hay mẹ truyền lại. Cha hay mẹ cũng có thể đã bị thương tích khi còn nhỏ. Vì cha mẹ ta không biết cách chữa trị em bé bị thương tích của thời ấu thơ cho nên đã truyền lại thương tích ấy cho ta. Nếu ta không biết cách chữa trị cho em bé bị thương tích trong ta thì ta sẽ trao truyền những thương tích ấy cho con, cho cháu. Vì vậy mà ta phải trở về với em bé bị thương tích trong ta mà tìm cách chữa trị.</p>
<p> </p>
<p>Em bé bị thương tích trong ta rất cần được ta lưu tâm. Từ sâu thẳm của tâm thức ta, em bé mời gọi ta chú ý. Nếu có chánh niệm ta sẽ nghe được tiếng kêu cứu của em và ta sẽ trở về ôm ấp em bé thương tích trong ta “Thở vào, tôi sẽ trở về với em bé bị thương tích trong tôi. Thở ra, tôi sẽ chăm sóc em bé bị thương tích trong tôi.”</p>
<p> </p>
<p>Muốn chăm sóc bản thân, ta phải trở về chăm sóc em bé thương tích trong ta. Mỗi ngày ta phải thực tập trở về với em. Phải ôm ấp em trong nâng niu, hiền dịu như người anh cả, người chị cả. Hãy thì thầm tâm sự với em bé bị thương tích ấy. Bạn có thể viết vài ba trang thư cho em để nói cho em biết rằng bạn biết là em đang có đó và hứa sẽ chăm sóc thương tích của em.</p>
<p> </p>
<p>Khi nói đến hạnh lắng nghe với tâm từ bi, ta cứ nghĩ rằng lắng nghe chỉ là lắng nghe một người khác. Nhưng ta cũng phải lắng nghe em bé bị thương tích trong ta nữa. Em bé bị thương tích có mặt trong ta ngay trong giây phút này đây. Và ta có thể chữa lành em bé ngay trong giây phút này. “Này em bé bị thương tích. Tôi đang có mặt cho em và đang lắng nghe em. Em hãy nói cho tôi nghe tất cả niềm đau nỗi khổ của em. Tôi đang lắng nghe em chăm chú.” Nếu bạn bỏ ra năm mười phút mỗi ngày lắng nghe em bé thì sự chữa trị sẽ có kết quả. Mỗi khi dạo chơi cảnh đẹp đồi cao bạn hãy mời em bé cùng dạo chơi. Mỗi khi ngắm ánh chiều tà rực rỡ bạn hãy mời em bé cùng ngắm. Làm như vậy trong vài tuần hay vài tháng thì thương tích trong em bé lần lần sẽ được chữa lành. Đó là diệu dụng của năng lượng chánh niệm."</p>
<p> </p>
<p>Trích từ sách GIẬN của Sư ông Làng Mai.</p>
<p> </p>
<p>UPDATE - Mấy suy nghĩ thêm của mình (Sơn) copy từ comment vào đây cho liền ý</p>
<p>Mình hay khuyên mọi người thực hành phương pháp này khi được hỏi về xử lý các tổn thương trong quá khứ.</p>
<p> </p>
<p>Thường thì những tổn thương đó năm sâu trong tiềm thức, ta không cảm nhận thấy. Trong bài nói khi ta trở về trong chánh niệm ta sẽ thấy. Điều này khá khó với những ai chưa thiền, ít thiền.</p>
<p> </p>
<p>Có một cách để dễ nhận biết những hạt sống tổn thương này: Đó là khi ta giận, khi ta buồn, khi ta thấy mình bị tổn thương. Nếu ta không chú ý thì cơn giận, cơn khóc, v.v sẽ cuốn ta đi, ta đi vào cuộc cãi cọ, gây tổn thương qua lại với người xung quanh. Hạt giống tổn thương bùng nổ và thu về năng lượng xấu để nuôi nó tiếp theo.</p>
<p> </p>
<p>Nhưng nếu trong những lúc đó, hoặc sau đó một chút (vì không phải lúc nào cũng nhận ra ngay được bình đang vị kéo đi) ta dừng lại, trở thành người quan sát những tổn thương đó, nhận ra đứa trẻ trong mình đang bị tổn thương, nhận ra giờ mình đã đủ lớn rồi, đã có thể chăm sóc cho đứa trẻ đang tổn thương. Thì khi đó lòng ta sẽ dịu lại và đứa trẻ bên trong sẽ được hàn gắn một chút. Tổn thương đó không thể được hàn gắn bởi một lần như thế nhưng sẽ bớt đi và dần dần hàn gắn hoàn toàn nếu ta tiếp tục như thế các lần sau</p>
<p> </p>
<p>Bài share từ anh <a aria-describedby="u_23_1" aria-owns="" data-hovercard="/ajax/hovercard/user.php?id=685019770&extragetparams=%7B%22__tn__%22%3A%22%2CdKH-R-R%22%2C%22eid%22%3A%22ARA3_yeJBrwRrzrfTF98GxRmPHajGppCS87r4U0gO3PD-DYFsLnr4wS0nAwczA0WBEdyIs4ze55FcLsm%22%2C%22fref%22%3A%22mentions%22%7D" data-hovercard-prefer-more-content-show="1" href="https://www.facebook.com/phan.anh.son?__tn__=%2CdKH-R-R&eid=ARA3_yeJBrwRrzrfTF98GxRmPHajGppCS87r4U0gO3PD-DYFsLnr4wS0nAwczA0WBEdyIs4ze55FcLsm&fref=mentions" id="js_2wj" title="Phan Anh Sơn">Phan Anh Sơn</a></p>
<p> </p>
<p>Hình ảnh minh hoạ cho việc đối diện và xử lý những cảm xúc không tích cực!</p>
<p><img src="http://www.phamngocquang.com/472584D2003B40A0/5FD71E55E45C90E84725851F00474B58/$File/em%20be%201.jpg"></p>
<p><img src="http://www.phamngocquang.com/472584D2003B40A0/5FD71E55E45C90E84725851F00474B58/$File/em%20be%202.jpg"></p>
<p><img src="http://www.phamngocquang.com/472584D2003B40A0/5FD71E55E45C90E84725851F00474B58/$File/em%20be%203.jpg"></p>
<p><img src="http://www.phamngocquang.com/472584D2003B40A0/5FD71E55E45C90E84725851F00474B58/$File/em%20be%204.jpg"></p>
<p><img src="http://www.phamngocquang.com/472584D2003B40A0/5FD71E55E45C90E84725851F00474B58/$File/em%20be%205.jpg"></p>
"Rất nhiều người trong chúng ta đang có một em bé bị thương tích ở trong mình. Thương tích đó có thể là do cha hay mẹ truyền lại. Cha hay mẹ cũng có thể đã bị thương tích khi còn nhỏ. Vì cha mẹ ta không biết cách chữa trị em bé bị thương tích của thời ấu thơ cho nên đã truyền lại thương tích ấy cho ta. Nếu ta không biết cách chữa trị cho em bé bị thương tích trong ta thì ta sẽ trao truyền những thương tích ấy cho con, cho cháu. Vì vậy mà ta phải trở về với em bé bị thương tích trong ta mà tìm cách chữa trị.
Em bé bị thương tích trong ta rất cần được ta lưu tâm. Từ sâu thẳm của tâm thức ta, em bé mời gọi ta chú ý. Nếu có chánh niệm ta sẽ nghe được tiếng kêu cứu của em và ta sẽ trở về ôm ấp em bé thương tích trong ta “Thở vào, tôi sẽ trở về với em bé bị thương tích trong tôi. Thở ra, tôi sẽ chăm sóc em bé bị thương tích trong tôi.”
Muốn chăm sóc bản thân, ta phải trở về chăm sóc em bé thương tích trong ta. Mỗi ngày ta phải thực tập trở về với em. Phải ôm ấp em trong nâng niu, hiền dịu như người anh cả, người chị cả. Hãy thì thầm tâm sự với em bé bị thương tích ấy. Bạn có thể viết vài ba trang thư cho em để nói cho em biết rằng bạn biết là em đang có đó và hứa sẽ chăm sóc thương tích của em.
Khi nói đến hạnh lắng nghe với tâm từ bi, ta cứ nghĩ rằng lắng nghe chỉ là lắng nghe một người khác. Nhưng ta cũng phải lắng nghe em bé bị thương tích trong ta nữa. Em bé bị thương tích có mặt trong ta ngay trong giây phút này đây. Và ta có thể chữa lành em bé ngay trong giây phút này. “Này em bé bị thương tích. Tôi đang có mặt cho em và đang lắng nghe em. Em hãy nói cho tôi nghe tất cả niềm đau nỗi khổ của em. Tôi đang lắng nghe em chăm chú.” Nếu bạn bỏ ra năm mười phút mỗi ngày lắng nghe em bé thì sự chữa trị sẽ có kết quả. Mỗi khi dạo chơi cảnh đẹp đồi cao bạn hãy mời em bé cùng dạo chơi. Mỗi khi ngắm ánh chiều tà rực rỡ bạn hãy mời em bé cùng ngắm. Làm như vậy trong vài tuần hay vài tháng thì thương tích trong em bé lần lần sẽ được chữa lành. Đó là diệu dụng của năng lượng chánh niệm."
Trích từ sách GIẬN của Sư ông Làng Mai.
UPDATE - Mấy suy nghĩ thêm của mình (Sơn) copy từ comment vào đây cho liền ý
Mình hay khuyên mọi người thực hành phương pháp này khi được hỏi về xử lý các tổn thương trong quá khứ.
Thường thì những tổn thương đó năm sâu trong tiềm thức, ta không cảm nhận thấy. Trong bài nói khi ta trở về trong chánh niệm ta sẽ thấy. Điều này khá khó với những ai chưa thiền, ít thiền.
Có một cách để dễ nhận biết những hạt sống tổn thương này: Đó là khi ta giận, khi ta buồn, khi ta thấy mình bị tổn thương. Nếu ta không chú ý thì cơn giận, cơn khóc, v.v sẽ cuốn ta đi, ta đi vào cuộc cãi cọ, gây tổn thương qua lại với người xung quanh. Hạt giống tổn thương bùng nổ và thu về năng lượng xấu để nuôi nó tiếp theo.
Nhưng nếu trong những lúc đó, hoặc sau đó một chút (vì không phải lúc nào cũng nhận ra ngay được bình đang vị kéo đi) ta dừng lại, trở thành người quan sát những tổn thương đó, nhận ra đứa trẻ trong mình đang bị tổn thương, nhận ra giờ mình đã đủ lớn rồi, đã có thể chăm sóc cho đứa trẻ đang tổn thương. Thì khi đó lòng ta sẽ dịu lại và đứa trẻ bên trong sẽ được hàn gắn một chút. Tổn thương đó không thể được hàn gắn bởi một lần như thế nhưng sẽ bớt đi và dần dần hàn gắn hoàn toàn nếu ta tiếp tục như thế các lần sau
Bài share từ anh Phan Anh Sơn
Hình ảnh minh hoạ cho việc đối diện và xử lý những cảm xúc không tích cực!
|