<p>Một vài nghiên cứu đã được thực nghiệm về phản ứng tâm lý của loài khỉ khi đột nhiên được nhận quà. Thí nghiệm như sau, sau khi một chú khỉ làm được một việc gì đó, bạn cho nó một phần thưởng, dần dần con khỉ sẽ liên kết được công việc với phần thưởng cụ thể cho từng công việc, Nếu bạn không còn thưởng cho nó nữa, chỉ sau một thời gian ngắn nó cũng sẽ dừng không làm công việc đó nữa. Nó sẽ không lãng phí năng lượng để làm cái việc mà nó không được nhận lại bất cứ gì. Tuy nhiên, phản ứng của chú khỉ khi bị cắt quà thưởng sẽ khác đi rất nhiều nếu bạn bắt đầu việc tặng quà một cách ngẫu nhiên, và không theo một thời gian biểu nào hết, thì khi bạn dừng việc tặng quà lại, chú khỉ không thể nào biết được là nó sẽ mãi mãi không được nhận quà cho nhiệm vụ đó nữa vì mỗi lần nó nhận được quà trước đó, món quà đều đến rất ngẫu nhiên. Và kết quả là chú khỉ sẽ nghĩ rằng không có lý do gì để dừng công việc đang làm hết. Và chú khỉ ấy vẫn sẽ tiếp tục làm công việc được giao dù không nhận được bất kì món quà nào.</p>
<p> </p>
<p> </p>
<p>Tôi không tìm hiểu được lý do chắc chắn cho việc chúng ta dễ bị nghiện những phần thưởng ngẫu nhiên như thế. Nếu cho tôi đưa ra một lời dự đoán, tôi sẽ nghĩ đó là do một chất kích thích nào đó được sản sinh ra trong não chúng ta khi được trải qua những cảm giác hài lòng, vui vẻ khi nhận được một món quà bất ngờ.</p>
<ul>
<li>Ta sẽ không biết được khi nào lại nhận được món quà đó, nên cảm giác phấn khích thôi thúc ta dễ dàng bỏ ra công sức, thời gian để đợi chờ niềm vui đó đến một lần nữa. Nó kỳ thực có thể gây nghiện.</li>
<li>Mặt khác, ta rất dễ bị thất vọng khi trông chờ một kết quả tốt, nhưng nó lại không đến. Và nếu nó cứ xảy ra nhiều lần, thì tự nhiên ta sẽ nghĩ không có lý do gì để tiếp tục làm cái việc khiến mình trở nên buồn bã và thất vọng như thế.</li>
</ul>
<p> </p>
<p>Vấn đề chung của những cơn nghiện là chúng ta rơi vào tình thế “không còn sự lựa chọn nào khác”. Càng nghiện nặng bao nhiêu, ta càng phải nỗ lực nhiều bấy nhiêu để tìm kiếm những thứ có thể làm thỏa mãn cơn nghiện, và ta hoàn toàn để ngoài tai những nhu cầu khác (ví dụ như phải tin tưởng vào bản thân hoặc phải chủ động hạn chế việc đặt cược tài sản của mình vào những rủi ro). Ta cảm thấy bất lực với mọi thứ trừ việc phải thỏa mãn cơn nghiện. Căn bệnh nghiện phần thưởng ngẫu nhiên này cũng gây ra không ít rắc rối cho các trader, bởi vì nó ngăn cản họ tạo ra các loại cấu trúc tinh thần để rèn luyện tính kiên định.</p>
<p><img src="http://tradinginthezone.songlachinhminh.vn/472584D2003B40A0/5A1ED26B3045CF29472586F100560F88/$File/Trading%20In%20Zone%20(6).jpg" style="border: 1px solid #dddddd; border-radius: 4px; padding: 5px; width: 1075.2px;"></p>
Một vài nghiên cứu đã được thực nghiệm về phản ứng tâm lý của loài khỉ khi đột nhiên được nhận quà. Thí nghiệm như sau, sau khi một chú khỉ làm được một việc gì đó, bạn cho nó một phần thưởng, dần dần con khỉ sẽ liên kết được công việc với phần thưởng cụ thể cho từng công việc, Nếu bạn không còn thưởng cho nó nữa, chỉ sau một thời gian ngắn nó cũng sẽ dừng không làm công việc đó nữa. Nó sẽ không lãng phí năng lượng để làm cái việc mà nó không được nhận lại bất cứ gì. Tuy nhiên, phản ứng của chú khỉ khi bị cắt quà thưởng sẽ khác đi rất nhiều nếu bạn bắt đầu việc tặng quà một cách ngẫu nhiên, và không theo một thời gian biểu nào hết, thì khi bạn dừng việc tặng quà lại, chú khỉ không thể nào biết được là nó sẽ mãi mãi không được nhận quà cho nhiệm vụ đó nữa vì mỗi lần nó nhận được quà trước đó, món quà đều đến rất ngẫu nhiên. Và kết quả là chú khỉ sẽ nghĩ rằng không có lý do gì để dừng công việc đang làm hết. Và chú khỉ ấy vẫn sẽ tiếp tục làm công việc được giao dù không nhận được bất kì món quà nào.
Tôi không tìm hiểu được lý do chắc chắn cho việc chúng ta dễ bị nghiện những phần thưởng ngẫu nhiên như thế. Nếu cho tôi đưa ra một lời dự đoán, tôi sẽ nghĩ đó là do một chất kích thích nào đó được sản sinh ra trong não chúng ta khi được trải qua những cảm giác hài lòng, vui vẻ khi nhận được một món quà bất ngờ.
- Ta sẽ không biết được khi nào lại nhận được món quà đó, nên cảm giác phấn khích thôi thúc ta dễ dàng bỏ ra công sức, thời gian để đợi chờ niềm vui đó đến một lần nữa. Nó kỳ thực có thể gây nghiện.
- Mặt khác, ta rất dễ bị thất vọng khi trông chờ một kết quả tốt, nhưng nó lại không đến. Và nếu nó cứ xảy ra nhiều lần, thì tự nhiên ta sẽ nghĩ không có lý do gì để tiếp tục làm cái việc khiến mình trở nên buồn bã và thất vọng như thế.
Vấn đề chung của những cơn nghiện là chúng ta rơi vào tình thế “không còn sự lựa chọn nào khác”. Càng nghiện nặng bao nhiêu, ta càng phải nỗ lực nhiều bấy nhiêu để tìm kiếm những thứ có thể làm thỏa mãn cơn nghiện, và ta hoàn toàn để ngoài tai những nhu cầu khác (ví dụ như phải tin tưởng vào bản thân hoặc phải chủ động hạn chế việc đặt cược tài sản của mình vào những rủi ro). Ta cảm thấy bất lực với mọi thứ trừ việc phải thỏa mãn cơn nghiện. Căn bệnh nghiện phần thưởng ngẫu nhiên này cũng gây ra không ít rắc rối cho các trader, bởi vì nó ngăn cản họ tạo ra các loại cấu trúc tinh thần để rèn luyện tính kiên định.
|