<p> </p>
<h3><b>Này con, hãy ghi nhớ:</b></h3>
<p>Cạm bẫy thứ nhất là duy ý chí và tự mãn. Người đi thiền và ăn chay nhiều thường cho mình cao cả. Họ có thói quen soi cái tôi của người khác và đưa ra những nhận định đầy thành kiến và bảo thủ. Ví dụ, họ cho rằng những anh không đi thiền là tâm không ổn, cái ngã và ngã sở sẽ to hơn của mình – người liên tục ngồi thiền và nói chuyện Phật pháp.</p>
<p>Thực tế không phải vậy, ở đời chỉ cần sống có đạo đức và làm theo pháp luật là khó lắm rồi, nói gì đến đạo quả với tiêu trừ bản ngã. Bởi vậy, với một số thiền sinh, con đường diệt bản ngã chưa biết đến đâu nhưng thành kiến và bảo thủ đã ngập đầu ngập cổ.</p>
<p>Một tên đồ tể giết heo, một cô gái làng chơi đôi khi lại có nhãn quan sáng lạn và biết bảo vệ lẽ phải, sống nghĩa hiệp, đáng trân quý hơn những kẻ ngồi thiền 10 năm liền. Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Sư Sư, là ba ví dụ điển hình. Lòng nhân ái, cái tôi to hay nhỏ không hẳn chỉ phụ thuộc vào ngồi thiền.</p>
<p>Lincoln, Benjamin Franklin, mẹ Teresa được gọi là Phật sống giữa đời nhưng họ không hề ngồi thiền hay đọc kinh Phật. Nói cách khác, họ thiền và tu hành theo cách riêng của mình.</p>
<p>Cạm bẫy thứ hai là chủ quan, phiến diện khi đánh giá con người. Những người ngồi thiền và học Phật thường cho rằng mình đánh giá con người chuẩn xác. Thực tế, đánh giá con người là một việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Chính Phật tổ đã thừa nhận điều này: “Không có gì khó hơn xét cứu tâm tính và đánh giá con người. Nên phải hết sức cẩn trọng.”</p>
<p>Vì nhân cách con người là một thể động. Nó không như cỗ máy hoặc một ngôi nhà. Nó biển đổi trạng thái liên tục. Bắt hình tướng chưa chắc đã ra được nội dung. Ví dụ, một người tính khí nóng nảy, dữ dội và bộc trực thường bị dân Thiền cho là cái TÔI lớn, bản ngã to. Kẻ nào ít nói, nhút nhát và trầm tính thường được dân Thiền cho là ngã nhỏ hoặc đạt đạo, khiêm nhường, biết lắng nghe....</p>
<p>Thực tế, ít nói, mềm mại và trầm tính không hẳn là bản ngã nhỏ. Nhà văn Nam Cao là ví dụ điển hình. Thường ngày, theo như người biết việc kể lại, Nam Cao ít nói và nhút nhát. Trong cuộc rượu, Nam Cao thường trầm ngâm nghe, nói năng ấp úng. Tuy nhiên, một lần say, ông ta đập bát vỡ tan mà phán: “ĐM. Bố mày đéo phục thằng Gorki đâu nhé. Có chăng chỉ là thằng Chekov.”</p>
<p>Trong giới văn, Marxim Gorki lúc đó được ca ngơi tung trời. Nam Cao cho đó là hạng xoàng. Kém xa cả ông. Đấy, Nam Cao bên trong là thế. Ông ta chỉ phục Chekov thôi. Ý thức về ngã của ông rất lớn. Đâu như bên ngoài người ta quan sát.</p>
<p>Tào Tháo có thực sự đa nghi và ác ôn như sách xưa phân tích không? Nếu đa nghi thì làm sao có thể thành đại nghiệp? Đa nghi nghĩa là không tin ai cả, cái gì cũng tự làm lấy. Nếu tự làm lấy thì sẽ làm được bao nhiêu? Mất lòng người thì làm sao tay trắng dựng được cơ đồ?</p>
<p>Tóm lại, càng nghiên cứu, con sẽ nhận ra rằng, đúng như Phật nói, kết luận về một con người quả là việc không dễ dàng gì.</p>
<p>Này con, hãy ghi nhớ:</p>
<p>Đương nhiên cạm bẫy thiền chỉ còn tác dụng với những anh chưa đắc ngộ cao. Với các thiền sư có đạo quả lớn thì họ không còn thành kiến và phán xét cái gì nữa. Với họ, ai cũng đúng mà ai cũng sai. Sai đúng không còn quan trọng. Họ tỏa ra một sự từ ái, yêu thương với tất cả, bỏ luôn mọi lý luận và phân tích loằng ngoằng.</p>
<p>Xin nói lại, Thiền học và Phật học vẫn là tốt, là con đường sáng để phát triển trí năng, tâm thức và đạo đức khả dĩ nhất hiện nay mà chúng ta có thể có.</p>
<p>-----</p>
<p><b>MUỐN TU ĐÂU DỄ</b></p>
<p>Này con, hãy ghi nhớ:</p>
<p>Một sự thật khá thú vị về việc tu tập: Những anh nào ở gần các bậc chân sư liên tục sẽ dễ bị căng phồng bản ngã. Con đường tu tập của họ thành ra nhiều chông gai hơn ta tưởng.</p>
<p>Trong lịch sử đã thấy nhiều trường hợp như vậy.</p>
<p>Ông A Nan Đa đi cạnh Phật mấy chục năm nhưng lại đắc quả A La Hán muộn nhất và khó nhất nếu so sánh với các đệ tử khác không ở gần Phật.</p>
<p>Này con ơi,</p>
<p>Theo nhiều người biết việc kể, ông Vũ Kỳ ở cạnh ông Hồ nhưng bản ngã rất lớn. Đi đâu cũng nhái lối ăn mặc và điệu bộ của ông Hồ. Từ điệu cười đến cách quàng khăn, lối nhả chữ và ngôn ngữ cơ thể đều nhái theo ông Hồ. Ông Nguyễn Đăng Mạnh kết luận một câu khá thú vị: Gia nô thì luôn là gia nô. Dù làm gia nô cho ai cũng vậy. Tư cách gia nô không bao giờ thay đổi.</p>
<p>Gần đây, để ý sẽ thấy rằng đệ tử hầu cận sớm tối của các thầy lớn như Thích Chân Quang, Thích Minh Niệm và Thích Nhất Hạnh... cũng vậy. Họ cố tình tỏ ra mình đã thoát tục và thoát khỏi dục giới. Kỳ thực cái bản ngã và tự mãn của họ hiện mồn một trên từng lời nói, ánh mặt và điệu cười.</p>
<p><b>Con hãy để tâm phân tích câu nói sau đây:</b></p>
<p>- Kính thưa đại chúng, sư ông chúng con đang ABC. Hiện tại sức khỏe của sư ông chúng con đang...Ngày mai, sư ông chúng con sẽ...</p>
<p>Nghe qua thì có vẻ khiêm tốn và đúng mực. Kỳ thực bản ngã và sự tự mãn đã lồ lộ trong câu nói đó. Sư ông là của thiên hạ, của trời đất vũ trụ, của chúng ta. Sư ông như ngọn gió mát bay khắp thế gian để gieo sự bình an và giác ngộ chứ làm gì có loại sư ông của chúng con. Nhắc đi nhắc lại câu sư ông chúng con đủ đề hiểu bản ngã và ý thức về ngã sở của họ rất lớn.</p>
<p>Có lẽ nguyên nhân là do họ có trách nhiệm làm lịch công tác và sắp đặt các cuộc hẹn của thầy mình nên lắm kẻ nhờ vả. Mà lắm kẻ nhờ vả và xin xỏ thì lòng tự mãn và kiêu ngạo của họ dễ nổi lên. Vậy ra muốn tu cũng đâu dễ.</p>
<p>Bởi vậy, con phải ghi nhớ:</p>
<p><b>TÁM NGỌN GIÓ HỦY HOẠI CON NGƯỜI</b></p>
<p>1. Được lộc quá lớn, sinh kiêu mạn, hồ đồ.<br>
2. Mất lộc quá lớn, sinh chán nản, yếm thế.<br>
3. Bị nói xấu, sinh giận dữ, căm phẫn.<br>
4. Được tán tụng, sinh kiêu căng, tự mãn.<br>
5. Bị khinh rẻ, sinh thối chí, thù hận.<br>
6. Được tôn trọng, sinh tự phụ, buông thả.<br>
7. Bị hoạn nạn, sinh rên rỉ, yếu đuối.<br>
8. Vui sướng quá, sinh nông nổi, tha hóa.</p>
<p>Cha không có tiền vàng để lại, chỉ tổng kết được vài ba trang sách. Chuyên cần thì nên người, lười nhác thì sách cha viết thành giấy lộn.</p>
<p>Tùy con lựa chọn mà thôi.</p>
<p>Nguồn: Fb. Ngài Trần</p>
<p>Link gốc: <a href="https://www.facebook.com/QuangEssence/posts/2968138406535677">https://www.facebook.com/QuangEssence/posts/2968138406535677</a></p>
Này con, hãy ghi nhớ:
Cạm bẫy thứ nhất là duy ý chí và tự mãn. Người đi thiền và ăn chay nhiều thường cho mình cao cả. Họ có thói quen soi cái tôi của người khác và đưa ra những nhận định đầy thành kiến và bảo thủ. Ví dụ, họ cho rằng những anh không đi thiền là tâm không ổn, cái ngã và ngã sở sẽ to hơn của mình – người liên tục ngồi thiền và nói chuyện Phật pháp.
Thực tế không phải vậy, ở đời chỉ cần sống có đạo đức và làm theo pháp luật là khó lắm rồi, nói gì đến đạo quả với tiêu trừ bản ngã. Bởi vậy, với một số thiền sinh, con đường diệt bản ngã chưa biết đến đâu nhưng thành kiến và bảo thủ đã ngập đầu ngập cổ.
Một tên đồ tể giết heo, một cô gái làng chơi đôi khi lại có nhãn quan sáng lạn và biết bảo vệ lẽ phải, sống nghĩa hiệp, đáng trân quý hơn những kẻ ngồi thiền 10 năm liền. Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Sư Sư, là ba ví dụ điển hình. Lòng nhân ái, cái tôi to hay nhỏ không hẳn chỉ phụ thuộc vào ngồi thiền.
Lincoln, Benjamin Franklin, mẹ Teresa được gọi là Phật sống giữa đời nhưng họ không hề ngồi thiền hay đọc kinh Phật. Nói cách khác, họ thiền và tu hành theo cách riêng của mình.
Cạm bẫy thứ hai là chủ quan, phiến diện khi đánh giá con người. Những người ngồi thiền và học Phật thường cho rằng mình đánh giá con người chuẩn xác. Thực tế, đánh giá con người là một việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Chính Phật tổ đã thừa nhận điều này: “Không có gì khó hơn xét cứu tâm tính và đánh giá con người. Nên phải hết sức cẩn trọng.”
Vì nhân cách con người là một thể động. Nó không như cỗ máy hoặc một ngôi nhà. Nó biển đổi trạng thái liên tục. Bắt hình tướng chưa chắc đã ra được nội dung. Ví dụ, một người tính khí nóng nảy, dữ dội và bộc trực thường bị dân Thiền cho là cái TÔI lớn, bản ngã to. Kẻ nào ít nói, nhút nhát và trầm tính thường được dân Thiền cho là ngã nhỏ hoặc đạt đạo, khiêm nhường, biết lắng nghe....
Thực tế, ít nói, mềm mại và trầm tính không hẳn là bản ngã nhỏ. Nhà văn Nam Cao là ví dụ điển hình. Thường ngày, theo như người biết việc kể lại, Nam Cao ít nói và nhút nhát. Trong cuộc rượu, Nam Cao thường trầm ngâm nghe, nói năng ấp úng. Tuy nhiên, một lần say, ông ta đập bát vỡ tan mà phán: “ĐM. Bố mày đéo phục thằng Gorki đâu nhé. Có chăng chỉ là thằng Chekov.”
Trong giới văn, Marxim Gorki lúc đó được ca ngơi tung trời. Nam Cao cho đó là hạng xoàng. Kém xa cả ông. Đấy, Nam Cao bên trong là thế. Ông ta chỉ phục Chekov thôi. Ý thức về ngã của ông rất lớn. Đâu như bên ngoài người ta quan sát.
Tào Tháo có thực sự đa nghi và ác ôn như sách xưa phân tích không? Nếu đa nghi thì làm sao có thể thành đại nghiệp? Đa nghi nghĩa là không tin ai cả, cái gì cũng tự làm lấy. Nếu tự làm lấy thì sẽ làm được bao nhiêu? Mất lòng người thì làm sao tay trắng dựng được cơ đồ?
Tóm lại, càng nghiên cứu, con sẽ nhận ra rằng, đúng như Phật nói, kết luận về một con người quả là việc không dễ dàng gì.
Này con, hãy ghi nhớ:
Đương nhiên cạm bẫy thiền chỉ còn tác dụng với những anh chưa đắc ngộ cao. Với các thiền sư có đạo quả lớn thì họ không còn thành kiến và phán xét cái gì nữa. Với họ, ai cũng đúng mà ai cũng sai. Sai đúng không còn quan trọng. Họ tỏa ra một sự từ ái, yêu thương với tất cả, bỏ luôn mọi lý luận và phân tích loằng ngoằng.
Xin nói lại, Thiền học và Phật học vẫn là tốt, là con đường sáng để phát triển trí năng, tâm thức và đạo đức khả dĩ nhất hiện nay mà chúng ta có thể có.
-----
MUỐN TU ĐÂU DỄ
Này con, hãy ghi nhớ:
Một sự thật khá thú vị về việc tu tập: Những anh nào ở gần các bậc chân sư liên tục sẽ dễ bị căng phồng bản ngã. Con đường tu tập của họ thành ra nhiều chông gai hơn ta tưởng.
Trong lịch sử đã thấy nhiều trường hợp như vậy.
Ông A Nan Đa đi cạnh Phật mấy chục năm nhưng lại đắc quả A La Hán muộn nhất và khó nhất nếu so sánh với các đệ tử khác không ở gần Phật.
Này con ơi,
Theo nhiều người biết việc kể, ông Vũ Kỳ ở cạnh ông Hồ nhưng bản ngã rất lớn. Đi đâu cũng nhái lối ăn mặc và điệu bộ của ông Hồ. Từ điệu cười đến cách quàng khăn, lối nhả chữ và ngôn ngữ cơ thể đều nhái theo ông Hồ. Ông Nguyễn Đăng Mạnh kết luận một câu khá thú vị: Gia nô thì luôn là gia nô. Dù làm gia nô cho ai cũng vậy. Tư cách gia nô không bao giờ thay đổi.
Gần đây, để ý sẽ thấy rằng đệ tử hầu cận sớm tối của các thầy lớn như Thích Chân Quang, Thích Minh Niệm và Thích Nhất Hạnh... cũng vậy. Họ cố tình tỏ ra mình đã thoát tục và thoát khỏi dục giới. Kỳ thực cái bản ngã và tự mãn của họ hiện mồn một trên từng lời nói, ánh mặt và điệu cười.
Con hãy để tâm phân tích câu nói sau đây:
- Kính thưa đại chúng, sư ông chúng con đang ABC. Hiện tại sức khỏe của sư ông chúng con đang...Ngày mai, sư ông chúng con sẽ...
Nghe qua thì có vẻ khiêm tốn và đúng mực. Kỳ thực bản ngã và sự tự mãn đã lồ lộ trong câu nói đó. Sư ông là của thiên hạ, của trời đất vũ trụ, của chúng ta. Sư ông như ngọn gió mát bay khắp thế gian để gieo sự bình an và giác ngộ chứ làm gì có loại sư ông của chúng con. Nhắc đi nhắc lại câu sư ông chúng con đủ đề hiểu bản ngã và ý thức về ngã sở của họ rất lớn.
Có lẽ nguyên nhân là do họ có trách nhiệm làm lịch công tác và sắp đặt các cuộc hẹn của thầy mình nên lắm kẻ nhờ vả. Mà lắm kẻ nhờ vả và xin xỏ thì lòng tự mãn và kiêu ngạo của họ dễ nổi lên. Vậy ra muốn tu cũng đâu dễ.
Bởi vậy, con phải ghi nhớ:
TÁM NGỌN GIÓ HỦY HOẠI CON NGƯỜI
1. Được lộc quá lớn, sinh kiêu mạn, hồ đồ.
2. Mất lộc quá lớn, sinh chán nản, yếm thế.
3. Bị nói xấu, sinh giận dữ, căm phẫn.
4. Được tán tụng, sinh kiêu căng, tự mãn.
5. Bị khinh rẻ, sinh thối chí, th&
|