Có cơ duyên được nghe lời giảng của thầy Tâm Hạnh về chủ đề " Tu trong đời sống"

Có cơ duyên được nghe lời giảng của thầy Tâm Hạnh về chủ đề " Tu trong đời sống"

Có cơ duyên được nghe lời giảng của thầy Tâm Hạnh về chủ đề " Tu trong đời sống". Xin phép được chia sẻ lại với chính mình và người có duyên. Xin cảm ơn thầy, cảm ơn anh Quang!

Co-co-duyen-duoc-nghe-loi-giang-cua-thay-Tam-Hanh-ve-chu-de-Tu-trong-doi-song-37

 

I. Khổ trong Phật dạy


Con người = Vật lý + Sinh lý+ Tâm lý => Bản ngã (“Cái của tôi”)
Bản ngã vô hình vô tướng, không thật, nhưng nó làm nên đau khổ, lo lắng, sợ hãi. Chính bản ngã với những cái của mình chứ không phải là mình hình thành các nỗi khổ
 Khổ khổ:
- Xuất hiện khi nghĩ mình thua thiệt, kém cỏi, nghèo đói, thiếu thốn, không bằng người ta
- Dựa vào tâm Sân, bất mãn với hoàn cảnh

 Hoại khổ:
- Xuất hiện khi lo mất những gì mình đang có, sợ thay đổi, mất mát
- Dựa vào tâm Tham, lệ thuộc vào hoàn cảnh

 Hành khổ:
- Xuất hiện khi luôn mong cầu và hướng tới những cái không phải của mình, những cái mình nghĩ là có nó mình sẽ hạnh phúc. Dựa trên sự không thỏa mãn thực tại, chỉ chăm chăm nhìn vào cái chưa có được. Không chấp nhận hiện tại
- Dựa trên tâm Si, chạy theo hoàn cảnh, mong cầu cái chưa có

• Cuộc đời con người luôn quay quanh 3 nỗi khổ này. Chỉ là tùy thời điểm, hoàn cảnh, nỗi khổ nào xuất hiện trước sau. Hành khổ thường nhiều nhất


II. Tu theo Phật dạy


- Tu theo Phật dạy thực ra không có phải là đi theo sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, bản chất thật sự là “ Tu tại Tâm”, không có 1 phương pháp chuẩn, vì mỗi người sẽ chuyển hóa lời Phật dạy thành phương pháp của riêng mình.
- Và những phương pháp chung nhất, đúng với nhiều người như:
+ Làm điều thiện
+ Không trộm cắp
+ Có lòng tin với nhau, tôn trọng nhau
+ Không nhiều chuyện, nói xấu, đơm đặt, nói dối, nói nguyền rủa, thô tục...
- Hạnh phúc, bình an thật sự phải dựa vào chính mình, không phải bất cứ tín ngưỡng hay ngoại cảnh nào khác
- Ngồi tu để diệt tham, sân, si, diệt khổ là sai, vì lúc đó, không có tham sân, si hay khổ nào xuất hiện để mà diệt. Tu thực sự là đối mặt với tham, sân si của chính mình, ngay lúc nó nổi lên. Dùng sự nhận biết, quan sát, dùng trí tuệ để hóa giải. Và không có lý thuyết, khái niệm nào của lý trí có thể giải quyết được ngoại trừ thực hành. Thông qua thực hành nhận biết, chúng ta đối mặt, rồi đi qua nó. Kiến thức sẽ chuyển hóa thành trí tuệ, cái thực sự của mình.
- Tu là quá trình khám phá, tiếp cận khổ, tham, sân si, sợ hãi, lo lắng, bất an...của chính mình, khi đã hiểu nó, sẽ không bị nó chi phối. Nó sẽ trở thành người thầy, người bạn của chúng ta. Cố gắng loại trừ, chiến đấu, hay lảng tránh đều không giải quyết được. Vì bằng cách nào đó, nó sẽ lập lại. Chỉ khi nhận biết, làm quen và hóa giải nó, ta mới chính thức thoát khỏi nó, trở lên bình an và giác ngộ
- Chúng ta là bồ tát của chính chúng ta
- Muốn hết khổ thì càng phải khổ, rồi học hỏi từ khổ, chịu được khổ, khổ tự mất
- Chủ động tiếp cận tham, sân, si, khổ thì Nghiệp lực( bị chi phối) sẽ chuyển hóa thành Nguyện lực ( chủ động). Khi đó ta sớm có bình an, hạnh phúc
- Thành công thực sự là thành công dựa trên thất bại, không cần thành công tức là thành công
- Kiến thức chỉ là kiến thức và các khái niệm của tâm trí. Giải quyết vấn đề cần dùng trí tuệ, thông qua kinh nghiệm trong thực tại
- Đau khổ chỉ là suy nghĩ, trong thực tại nó đến rồi đi. Bên trong chúng ta dùng chánh niệm và tịnh giá, bên ngoài dùng chánh nghiệp và chánh ngữ để hóa giải
- Sống trong hiện tại là sống trong chánh niệm và tịnh giác. Sống theo cảm giác là sống trong vô minh và ái dục


III. Bố thí theo Phật dạy


1. Bố thí thật sự không phải là đem hạnh phúc, bình an cho người khác, mà là cho chính bản thân mình
2. Bố thí trong Phật giáo là sự tu tập không lệ thuộc vật chất, biết cách sử dụng vật chất
3. Bố thí để tìm vui cho chính mình. Vui mà làm chứ không phải làm để vui( chúng ta không khẳng định tương lai)
4. Bố thí với niềm vui, chúng ta sẽ không lệ thuộc vào hoàn cảnh, vật chất, khi vui, tham sân si giảm, bản ngã giảm, bớt 3”Khổ”
5. Hạnh phúc không thể mang cho người khác, đôi khi cái hạnh phúc chúng ta nghĩ lại làm hại người khác
Ví dụ: Nhiều con cái là nạn nhân với cái hạnh phúc do bố mẹ nghĩ và chọn cho họ, những cái mà chưa chắc họ cần
6. Bố thí nên được hiểu theo nghĩa là hào phóng, dâng hiến, biếu tặng
7. Bố thí gồm: vật chất, pháp (lời dạy), niềm vui

8. 5 yếu tố làm nên sự bố thí
• Có lòng tin trên hành động: tin là đối tượng đón nhận nó, xứng đáng với nó
• Tôn trọng đối tượng: Không có người nhận thì không có người cho, họ tạo điều kiện để chúng ta có cơ hội bố thí, được vui
• Cho vì vui, vui là từ bỏ: cho không vì từ bỏ, còn lưu luyến, khó chịu là khổ, khổ là ko tốt. Sự hoan hỉ, xả bỏ rất quan trọng trong bố thí, không phụ thuộc vào giá trị tài vật
• Chắc chắn rằng: hoạt động bố thí không tổn hại mình và người được bố thí
CHO:
- Không vì luyến aí ( lợi dụng)
- Không vì sân hận
- Không vì sợ hãi
- Không vì Si, mê, a dua theo người khác mà không có sự cân nhắc, suy nghĩ đúng , sai
- Không vị thiên vị, sở thích

Ngày: 11/5/2019 - đăng bởi: PhuongDT
PhuongDT 05/15/2021 08:37:41 PM

Tag: #Blog



:

----------------